Thông số và hoạt động của các loại đèn LED

Với bài viết về thông số kỹ thuật và cách thức hoạt động của đèn LED này, Đèn LED TPHCM hi vọng quý khách hàng sẽ hiểu hơn về đèn LED.

Về cấu tạo điện tử của đèn LED

Chúng ta đã được biết, đèn LED được cấu tạo từ các điốt bán dẫn phát quang. Trong đó, khối bán dẫn loại p chứa nhiều lỗ trống tự do mạng điện tích dương, khi kết nối với khối bán dẫn loại n chứa các điện tích tự do thì các lỗ trống này có xu hướng chuyển động khuếch tán sang khối n. Cùng lúc đó khối bán dẫn p sẽ nhận thêm các điện tử mang điện tích âm từ khối n chuyển sang. Kết quả là khối bán dẫn p tích điện âm trong khi khối bán dẫn n lại tích điện dương.

Nguồn đèn LED


Ở nơi tiếp giáp, một vài điện tử bị các lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần nhau, sẽ tạo ra xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trong hòa về điện. Quá trình tiếp xúc và kết hợp dưới dạng này sẽ giải phóng năng lượng dưới dáng ánh sáng.

Và phần lớn các vật liệu làm LED có chiết suất rất cao, nghĩa là ánh sáng phát ra phần lớn sẽ quay ngược lại vào bên trong thay vì đi ra ngoài không khí. Vì thế, sự phát triển của công nghệ trích xuất ánh sáng từ LED là vô cùng quan trọng, được đầu tư nghiên cứu và phát triển nhiều.

Chiết suất ánh sáng từ LED


Các chất bán dẫn tạo đèn LED như SiO2  có chiết suất rất cao khi chưa được tráng phủ. Vì thế, các photon sẽ bị ngăn cản khi đi ra khỏi chất bán dẫn. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của đèn LED và các tế bào quang điện.

Hình dáng lý tưởng giúp tối đa hóa khả năng phát sáng là dạng vi cầu cho các photon, là những hình cầu có kích thước rất nhỏ, từ 1μm đến 1000μm. Từ đó ánh sáng sẽ được phát ra từ điểm trung tâm của vi cầu, và điện cực cũng phải chạm được đến điểm trung tâm. Khi đó, tất cả ánh sáng phát ra sẽ vuông góc với toàn bộ bề mặt LED, vì thế không tạo ra phản xạ photon ngược trở lại nữa.

Lớp tráng phủ bề mặt LED

Rất nhiều đèn LED được bọc bên ngoài bằng vỏ nhựa màu hoặc trong suốt, với 3 mục đích sau đây:

- Dễ dàng hàn LED vào bảng mạch

- Bảo vệ tốt hơn cho dây dẫn bên trong đèn LED, vì nó rất mỏng

- Lớp vỏ nhựa có chiết suất thấp hơn của bán dẫn như cao hơn chiết suất không khí. Khi đó nhựa sẽ đóng vai trò trung gian. Sẽ giúp đèn LED tăng khả năng phát sáng, vì khi đó đèn LED trở thành một thấu kính phân kỳ, cho phép ánh sáng có góc tới cao hơn góc tới hạn có thể lọt ra ngoài không khí.

Tuổi thọ của đèn LED


Đèn LED rất bền bởi sử dụng bán dẫn với dòng điện tiêu thụ nhỏ và tỏa ra nhiệt độ thấp. Tuổi thọ của đèn LED thường từ 25.000 đến 100.000 giờ, tuy nhiên, phần lớn đều sẽ bị giảm nhanh chóng vì nhiệt độ cao và cả công suất lớn.

Ứng dụng cùa đèn LED


Dạng hư hỏng phổ biến của đèn LED sẽ là giảm dần độ sáng, giảm hiệu suất. Các loại hư hỏng đột ngột gần như không xảy ra. Thường thì hiệu suất chiếu sáng của đèn LED chỉ còn là 50-70%. Và tùy vào môi trường đặt đèn LED mà tuổi thọ của đèn LED có suy giảm hay không. Đèn LED có 1 khả năng đặc biệt, đó là sẽ tăng độ sáng ở nhiệt độ thấp, thường là dưới -30oC.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên