Đèn LED nhấp nháy và những điều cần biết!

Đèn LED luôn được đánh giá chất lượng cao khi được sử dụng phổ biến trong chiếu sáng. Tuy nhiên, đèn LED vẫn có một số những sự cố hỏng hóc, phổ biến nhất là hiện tượng đèn LED nhấp nháy. Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý đèn nhấp nháy ra sao? Hãy cùng Đèn LED TP.HCM tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Đèn LED nhấp nháy là gì?

Bóng đèn LED nhấp nháy là một hiện tượng đèn LED có năng lượng ánh sáng bị dao động, không ổn định. Đối với mắt của con người không thích nghi kịp thời khi có sự thay đổi ánh sáng chính là hiện tượng nhấp nháy, chập chờn của đèn.

LED Manufacturer LED Lights UL Listed Manufacturer Call us at 626 ...

2. Các loại sự cố với đèn LED nhấp nháy

Bóng đèn LED bị nhấp nháy khi tắt

Sau một thời gian sử dụng, đèn LED thường gặp phải tình trạng bị nhấp nháy khi bật hoặc tắt.

Đây là hiện tượng chập chờn mỗi khi nhấn nút công tắc. Ánh sáng đèn không sáng luôn khi bật; hoặc không tối luôn khi tắt mà nhấp nháy.

Nếu không xử lý sớm, đèn có thể bị cháy dẫn đến tốn kém chi phí sửa chữa.

Bóng đèn tuýp LED bị nhấp nháy

Đèn LED tuýp 1m2 bị nhấp nháy là hiện tượng thường gặp của những người sử dụng đèn tuýp LED.

Sử dụng đèn kém chất lượng sẽ làm cho ánh sáng chập chờn, không đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng.

Khi bị nhấp nháy, đèn tuýp LED không sáng hoàn toàn, có thể sáng 1 nửa, tối 1 nửa đèn. Hoặc khi thì tối khi lại sáng.

Đèn LED chớp nháy liên tục

Đây là hiện tượng chập chờn liên tục, đèn bỗng dưng nhấp nháy liên tục khi đang sử dụng bình thường.

Chớp nháy liên tục là một hiện tượng báo hiệu đèn của bạn đã bị hỏng cần phải nhanh chóng khắc phục hoặc thay mới.

3. Ảnh hưởng của đèn LED bị nhấp nháy

Ảnh hưởng đối với con người

Khi đèn LED có hiện tượng nhấp nháy có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Làm ảnh hưởng đến mắt, gây mỏi mắt, nhức mắt, khó chịu cho con người người.

Làm việc dưới ánh sáng nhấp nháy, chập chờn kéo dài có thể dẫn tới những bệnh như động kinh; đau nửa đầu hoặc nhức đầu kinh niên; giảm thị lực.

Có khả năng làm phân tâm cho người dùng khi đang làm việc hoặc giảm động lực học. Dẫn tới hiệu quả lao động giảm sút, ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp.

Bạn có thể xem thêm: Phòng tránh và khắc phục tật cận thị với đèn LED

Ảnh hưởng đối với đèn LED

Hiện tượng nhấp nháy đèn LED kéo dài làm cho linh kiện đèn bị hỏng hóc: độ sáng mờ dần, đèn bị cháy.

Làm giảm tuổi thọ cho đèn LED, tốn kém chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện; hoặc thay bóng đèn mới.

Trong thiết kế hệ thống đèn LED nối tiếp khi một đèn LED bị nhấp nháy có thể dẫn đến chập chờn, cháy LED của những đèn khác.

4. Nguyên nhân tại sao đèn LED nhấp nháy?

Bộ nguồn Driver kém chất lượng hoặc bị hỏng

Bộ nguồn Driver được đánh giá là bộ phận quan trọng của đèn LED âm trần. Driver có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện xoay chiều sang thành điện một chiều để đèn chiếu sáng tốt.

Do nguồn đèn bị hỏng một phần nên nguồn điện cung cấp không ổn định, chập chờn.

Điện áp nguồn cung cấp không phù hợp với công suất của đèn LED khiến đèn bị nhấp nháy.

Xem thêm: Khắc phục nhà phố bị tối, bí bách

Dây điện bên trong đèn bị đứt

Dây điện là linh kiện dẫn nguồn điện đến đèn. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng nhấp nháy.

Khi dây dẫn điện bị đứt nguồn điện cung cấp không ổn định hoặc không đủ. Đều này sẽ gây ra hiện tượng nhấp nháy hoặc đèn dừng hoạt động.

Điện áp cung cấp không phù hợp

  • Nguồn điện không đủ: Mỗi đèn LED đều có công suất khác nhau nên yêu cầu nguồn điện phải đáp ứng đủ công suất cho đèn chiếu sáng. Điện áp cung cấp không đủ sẽ khiến đèn LED nhanh hỏng, không hoạt động ổn định.
  • Sự dao động điện áp của tòa nhà: Điện áp không ổn định khiến thiết bị điện bị chập chờn, dẫn tới cả hệ thống đèn LED bị nhấp nháy liên tục. Xử lý không kịp thời sẽ làm cháy đèn, phải thay thế toàn bộ hệ thống.

Bộ tản nhiệt hoạt động không hiệu quả

  • Bộ tản nhiệt ở đèn có chức năng tỏa nhiệt để đèn không bị nóng.
  • Đèn LED không tản nhiệt tốt sẽ khiến đèn nhanh nóng gây nên hiện tượng quá tải và chập cháy.
  • Khi đó, đèn bắt đầu gặp sự cố nhấp nháy dễ gây hỏng hóc cho đèn.

Ý tưởng tản nhiệt mới cho đèn LED

Đèn LED bị ẩm

Khi đèn có chỉ số IP thấp nhưng được lắp đặt tại nơi có độ ẩm cao. Hơi nước sẽ xâm nhập vào bên trong gây các hiện tượng chập điện.

Sử dụng công tắc Dimmer kém chất lượng

Đèn LED muốn sử dụng và hoạt động tốt cần có bộ điều khiển cùng công tắc dimmer. Đây là loại công tắc nhiều gia đình đang sử dụng chung với bóng đèn sợi đốt, bóng đèn halogen. Khi công tác dimmer chất lượng kém cũng sẽ gây nên hiện tượng nhấp nháy ở đèn LED. Hoặc đèn cũng có thể chiếu sáng bị mờ, không đạt chất lượng.

Một số sản phẩm bạn sẽ thích: Những sản phẩm đèn LED kèm dimmer

Đèn LED quá cũ hết tuổi thọ sử dụng

Đèn LED chính hãng chất lượng thường có tuổi thọ dao động từ 50.000 giờ đến 70.000 giờ. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở phân phối đèn kém chất lượng với tuổi thọ chỉ đạt 30.000 – 40.000 giờ. Khi gần hết tuổi thọ, đèn LED có hiện tượng hai đầu phát đỏ;  phát sáng nhưng nhấp nháy liên tục.

Đèn led tuýp T8 60cm 10W dùng cho siêu thị trường học, văn phòng ...

5. Cách khắc phục sự cố đèn LED nhấp nháy

Nhấp nháy không thể xảy ra với một đèn LED đơn. Trường hợp này chỉ xảy ra với một đèn LED có thiết bị chuyển mạch (driver). Việc nhấp nháy có thể xảy ra nếu bạn sử dụng một driver giá rẻ và kém chất lượng. Nếu có thể, hãy cố gắng chuyển đổi sang một driver chất lượng tốt, tương thích với dòng điện vào (AC) và ra (DC).

Nếu nhà bạn có sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng (Dimmer), khả năng nhấp nháy có thể xảy ra nếu bạn kết hợp chúng với một đèn LED không có chức năng làm mờ. Ta chỉ có thể sử dụng bóng đèn dimmer trong một mạch không có dimmer mà không thể làm ngược lại.

Kiểm tra điện áp đầu vào driver, và điện áp đầu ra (từ driver sang LED), nếu không tương thích, hãy thay thế bằng một driver khác.

Nguồn điện áp không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đèn LED bị nháy. Nếu có thể, hãy sử dụng bộ ổn áp và kết nối đèn LED vào một mạch điện song song để đảm bảo điện áp được cung cấp ổn định.

Driver chuyển đổi dòng điện từ cao áp (110 - 240V) sang dòng điện một chiều mà LED có thể hoạt động được. Nếu vì lý do nào đó, điện áp cung cấp cho đèn LED không nằm trong tầm kiểm soát của Driver, LED có thể chuyển giữa chế độ bảo vệ và chế độ hoạt động bình thường qua lại, gây ra hiện tượng nhấp nháy. Trường hợp này bạn cũng cần thay thế một driver tốt hơn.

Một thiết bị điều chỉnh độ sáng có thể bật tắt đèn LED với chu kỳ 0.1ms - 0.9ms để đạt được 1 ~ 100% độ sáng tối đa. nó thường làm việc ở ở tần số cao hơn 200Hz, vì vậy con người không thể nhận ra sự nhấp nháy. Nếu bằng cách nào đó nó bật và tắt ở một tần số quá thấp, nhấp nháy có thể được nhìn thấy. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra.

Cuối cùng, đèn LED của bạn không có chức năng chống thấm, có thể chúng đang bị ẩm hoặc ngấm nước. Hãy kiểm tra và thay thế một đèn LED có cấp bảo vệ IP cao hơn.

Thông tin liên quan: Những ưu điểm nổi bật của đèn LED âm trần mà bạn cần biết

6. Tìm mua những sản phẩm đèn LED chất lượng

Tình trạng đèn LED nhấp nháy gây ra nhiều phiền phức và khó chịu cho người sử dụng đèn. Do đó, ngoài khắc phục và xử lý thì chúng ta cũng có thể đề phòng trước bằng việc tìm nơi cung cấp đèn LED uy tín. Ngoài việc có những sản phẩm đèn LED chất lượng, bạn còn an tâm về dịch vụ bảo hành và tư vấn sau khi bán tận tình.

Về điểm này, Đèn LED TPHCM chính là cái tên dành cho bạn. ĐÈN LED TPHCM là đơn vị thuộc công ty Điện Phương Anh, vốn là đối tác của những thương hiệu thiết bị điện danh tiếng trên thị trường hiện nay. Có thể kể đến Panasonic, Philips, Schneider, MPE, Nanoco,...Chính vì thế, quý khách hoàn toàn an tâm khi mua hàng tại ĐÈN LED TPHCM.

Hãy liên hệ ngay với ĐÈN LED TPHCM để sở hữu những sản phẩm đèn LED chính hãng và chất lượng tốt nhất ở mức giá cạnh tranh nhé!




CÔNG TY TNHH TM KỸ THUẬT ĐIỆN PHƯƠNG ANH

Địa chỉ: 20/4B Mỹ Huề, Trung Chánh, Hóc Môn, TP.HCM

(vào hẻm 185 Tô Ký, kề ngân hàng Sacombank)

Tel: 028.6250 08 56 - 028.6251 03 17   

Hotline: 0908 068 586

Email: dienphuonganh2013@gmail.com 

Phòng kinh doanh: salesphuonganh.tech@gmail.com

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên