Những thông số ghi trên đèn LED có ý nghĩa gì?

Đèn LED là loại đèn chiếu sáng được sử dụng khá nhiều hiện nay nhằm thay thế cho các bóng đèn truyền thống. Do loại đèn này có nhiều tính năng rất hiệu quả rất phù hợp điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Trên các loại đèn LED có ghi những thông số, chỉ số “khó nhằn” đôi khi làm người mua bối rối. Chính vì thế, trong bài viết này, Điện Phương Anh xin chia sẻ đến bạn những thông số có trên đèn LED mà bạn cần biết nhé!

1. Chip LED

Chip LED đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định độ bền và tuổi thọ của đèn LED. Hiện nay, có 2 loại chip LED phổ biến nhất hiện nay là Chip LED SMD và Chip LED COB. Cả hai chip LED đều phù hợp cho một loại đèn LED khác nhau nên tùy vào loại đèn nào mà được sử dụng chip LED đó. Tuy nhiên khi mua bạn nên ưu tiên cho các sản phẩm có loại chip LED này để đảm bảo chất lượng.

2. Quang thông

Quang thông là đại lượng đo lường cho biết công suất bức xạ của chùm ánh sáng được phát ra từ nguồn sáng. Hay được hiểu đơn giản, quang thông là lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo mọi hướng trong một giây hay còn được gọi là là lumen ( kí hiệu Lm).

Đèn LED có quang thông càng lớn thì đèn sẽ càng sáng và ngược lại quang thông nhỏ ánh sáng phát ra sẽ nhỏ hơn. Nên tùy vào mục đích chiếu sáng chúng ta sẽ lựa chọn lượng quang thông ánh sáng phù hợp nhất. Từ đó xác định được số lượng bóng đèn cần dùng cho không gian là bao nhiêu.

3. Chỉ số hoàn màu (CRI)

Đây cũng là một thông số nói lên mức độ trung thực của ánh sáng. Có thể kiểm tra bằng cách so sánh màu sắc của một vật thể dưới ánh sáng ngoài trời so với dưới ánh đèn, màu sắc càng gần nhau thì mức độ trung thực của ánh sáng càng cao. Thông thường các loại đèn LED âm trần chất lượng cao thường có Chỉ số hoàn màu CRI > 80.

4. Nhiệt độ màu đèn LED

Là thông số đặc trưng cho màu của ánh sáng mà nguồn sáng phát ra ở một nhiệt độ K nhất định. Nhiệt độ màu không giống với nhiệt độ bình thường mà mô tả nhiệt độ mà chúng ta nung nóng một vật thể đen đến khi vật thể đen đó phát sáng và có màu.

Có 3 loại nhiệt độ màu đèn LED dựa vào ánh sáng gồm màu ấm, màu trung tính và màu lạnh có thông số cụ thể như sau:

-  Màu trắng ấm có mức màu dao động từ 1000K – 3500K. Mang lại cảm giác ấm áp sử dụng ở những nơi như phòng ngủ.

-  Màu trắng lạnh là khoảng ánh sáng sáng nhất, mọi vật thể được chiếu sáng sẽ được nhìn thấy rõ ràng hơn. Mức nhiệt độ màu từ 5300K trở lên. Đây là ánh sáng tương đương nắng giữa trưa, nơi có chiếu sáng cao, phù hợp với nơi cần có ánh sáng lớn như sân thể thao, khu công nghiệp và thương mại.

-  Màu trung tính có mức nhiệt độ màu từ  3500K – 5300K. Ánh sáng mang đến sự hài hòa tự nhiên, cảm giác dễ chịu sử dụng chiếu sáng trong không gian nhà cũng như ngoài trời phù hợp cho không gian như nhà khách, trung tâm thương mại, nhà xưởng,..

5. Độ rọi của đèn LED

Độ rọi hay còn được gọi là độ tập trung ánh sáng tại một điểm. Là đại lượng đặc trưng cho lượng ánh sáng phát ra trên một đơn vị diện tích. Độ rọi được sử dụng để đánh giá về cường độ ánh sáng mà mắt người cảm nhận được trên một bề mặt được chiếu sáng. Với mỗi không gian sẽ có yêu cầu về độ rọi khác nhau, chúng ta cần xác định độ rọi hợp lý cho từng không gian.

Độ rọi và diện tích cần chiếu sáng chính là tiêu chí để xác định số lượng bóng đèn cần sử dụng; tiết kiệm tối đa chi phí cho người sử dụng. Nên bạn cũng nên quan tâm thông số này để đảm bảo mua đúng số lượng đèn nhất.Độ rọi và diện tích cần chiếu sáng chính là tiêu chí để xác định số lượng bóng đèn cần sử dụng; tiết kiệm tối đa chi phí cho người sử dụng. Nên bạn cũng nên quan tâm thông số này để đảm bảo mua đúng số lượng đèn nhất.

6. Chỉ số IP

Chỉ số IP là thông số thể hiện mức độ bảo vệ của vỏ thiết bị chống xâm nhập của bụi và nước. Đây là một tiêu chuẩn chúng ta cần cực kỳ quan tâm khi lựa chọn đèn LED. Nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ, quá trình hoạt động của đèn và đôi khi là an toàn của người sử dụng. Chỉ số này giúp xác định khu vực lắp đặt đèn trong nhà, ngoài trời, hay dưới nước để có thể chọn được mẫu đèn có chỉ số IP phù hợp nhất.

7. Driver LED hay Nguồn LED

LED Driver (còn được gọi là nguồn LED, hay trình điều khiển LED) là một nguồn điện khép kín để kiểm soát dòng điện và điện áp cung cấp cho đèn LED để đảm bảo cho đèn có chất lượng ánh sáng tốt nhất. Với sự phát triển không ngừng của các thiết bị tiết kiệm điện, mọi người đang dần quen với việc sử dụng đèn LED là một sản phẩm với tuổi thọ cao và tiết kiệm năng lượng.

8. Góc chiếu đèn LED

Góc chiếu sáng là góc nằm giữa hai mặt có cường độ sáng tối thiểu bằng 50% cường độ sáng mạnh nhất ở vùng sáng trung tâm. Có 3 loại góc chiếu sáng cơ bản phù hợp với tùy mục đích sử dụng: Góc chiếu hẹp, góc chiếu trung bình, góc chiếu rộng. Nên tùy vào không gian mà bạn nên chọn góc chiếu sao cho phù hợp nhất.

9. Hiệu suất phát quang của đèn LED

Hiệu suất chiếu sáng hay còn gọi là hiệu suất phát quang. Là đại lượng thể hiện hiệu quả phát sáng của bóng đèn qua khả năng chuyển điện thành ánh sáng. Đối với đèn LED hiệu suất phát quang đạt trên 100 lm/w. Trong trường hợp sử dụng chip LED, linh kiện chính hãng có thể đạt được hiệu suất phát quang cao hơn. 

Đèn LED có hiệu suất phát quang càng cao, có quang thông lớn sẽ tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Tùy thuộc vào không gian cần chiếu sáng mà chọn chỉ số cho phù hợp để tránh gây hại cho mắt.



 

CÔNG TY TNHH TM KỸ THUẬT ĐIỆN PHƯƠNG ANH

Địa chỉ: 20/4B Mỹ Huề, Trung Chánh, Hóc Môn, TP.HCM

(vào hẻm 185 Tô Ký, kề ngân hàng Sacombank)

Tel: 028.6250 08 56 - 028.6251 03 17   

Hotline: 0908 068 586

Email: dienphuonganh2013@gmail.com 

Phòng kinh doanh: salesphuonganh.tech@gmail.com

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên